TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ĐIẾC CÂM TPHCM(The Deaf Community Organization of HCMC )

TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ĐIẾC CÂM TPHCM(The Deaf Community Organization of HCMC )

GIAO LƯU, KẾT NỐI ĐỂ HỌC HỎI.

GIÁ VÉ THAM QUAN LANDMARK 81 SKYVIEW.

Landmark 81 Skyview là nơi mà khách tham quan có thể quan sát khung cảnh xung quanh từ tầm view cao nhất của tòa nhà Landmark chính là tầng 81. Đây là khu vực ấn tượng nhất của tòa nhà này vì khi đứng ở đây, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp lộng lẫy của TP.HCM với góc nhiều 360 độ. Để có thể tham quan tại khu vực này, du khách cần phải mua vé và di chuyển lên đài quan sát bằng thang máy. Sau đây là giá vé đài quan sát Landmark 81 Skyview có thể ưu tiên người khuyết tật :

  • Thứ 2 - thứ 6 : 150.000 đồng. 
  • Thứ 7 - Chủ nhật: 200.000 đồng.  

Bên trong Landmark 81 có gì hay?

Landmark 81 là một tổ hợp khu căn hộ cao cấp, khu mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí thu hút rất nhiều giới trẻ và khách du lịch Sài Gòn. Nơi đây tập hợp nhiều địa điểm vui chơi cực kỳ hấp dẫn mà khách hàng không nên bỏ lỡ.

  1. Đài quan sát Landmark 81 Skyview. 
  2. Quán Bar Blank Lounge. 
  3. Không gian ẩm thực Landmark 81
  4. Sân trượt băng Vincom Ice Rink. 

Vừa rồi là những thông tin về giá vé tham quan Landmark 81 cùng những địa điểm thú vị tại tòa nhà này để bạn có thể tham quan và vui chơi tại đây.

______________________________________________________________________

GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH SỐ 131/2022/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐIỆN ANH.

Ngày 31/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.

Theo đó, quy định tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam, khung giờ chiếu phim Việt Nam, thời lượng và khung giờ chiếu phim cho trẻ em trong hệ thống rạp chiếu phim như sau:

- Phim Việt Nam phải được chiếu trong hệ thống rạp chiếu phim, đặc biệt vào các đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Phim Việt Nam được ưu tiên chiếu vào khung thời gian từ 18 đến 22 giờ.

- Tỷ lệ suất chiếu phim Việt Nam trong hệ thống rạp chiếu phim được thực hiện theo lộ trình sau:

+ Giai đoạn 1: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, bảo đảm đạt ít nhất 15% tổng số suất chiếu trong năm;

+ Giai đoạn 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, bảo đảm đạt ít nhất 20% tổng số suất chiếu trong năm.

- Giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 13 tuổi tại rạp kết thúc trước 22 giờ, cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 23 giờ.

Đồng thời, Nghị định còn quy định về miễn, giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật như sau:

- Người cao tuổi, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật được giảm ít nhất 20% giá vé xem phim khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé; người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé xem phim khi trực tiếp sử dụng dịch vụ xem phim tại rạp chiếu phim.

(Đính kèm Nghị định số 131/2022/NĐ-CP)

Phòng Tư pháp quận 11- Phòng PBGDPL

______________________________________________________________________

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI ĐIẾC CÂM ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP HÀNG THÁNG.

Bà Trần Thị Thi (chuonggio_trafa@...) hỏi: Người câm điếc có được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng không?

Người Điếc Câm là người khuyết tật 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và Điều 3 Luật Người khuyết tật năm 2010 thì người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, trong đó có dạng tật nghe, nói (điếc, câm), khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định nêu trên.

Người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng

Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đã được sửa đổi theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ, quy định 1 trong 9 đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý là “người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ”.

Theo hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c, Điều 1 Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính thì:

- “Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị khuyết tật, giảm thiểu chức năng không thể lao động, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

- “Người khuyết tật nặng không có khả năng tự phục vụ” quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP là người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân, được Hội đồng xét duyệt cấp xã công nhận hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên xác nhận.

Vấn đề bà Trần Thị Thi hỏi, theo quy định nêu trên thì người điếc,câm (còn gọi là người khiếm thính) là người khuyết tật nghe, nói. Người khuyết tật nghe, nói (điếc, câm) có được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hay không, phụ thuộc vào mức độ khuyết tật của người đó.

Nếu người câm, điếc là “người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ” theo quy định tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP được sửa đổi theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điểm b, Điểm c, Điều 1 Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC thì người đó thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý.

Nếu người điếc câm còn có khả năng lao động và khả năng tự phục vụ thì không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định nêu trên.

Bộ Lao động Thương binh Xã hội

______________________________________________________________________

HỘI THẢO GÓP Ý HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT VỀ HỘI.

Viện nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Quỹ Rosa Luxemburg (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật về Hội.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã trao đổi, góp ý một cách thẳng thắn, nghiêm túc, trách nhiệm về những điểm còn bất cập, vướng mắc và các nội dung trong dự thảo Luật về Hội có liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tổ chức hoạt động của hội và phạm vi quản lý nhà nước; thống nhất các quan điểm về cải cách hành chính, các chế tài xử lý vi phạm,…

______________________________________________________________________

GIAO LƯU VỚI ĐOÀN TRẺ ĐIẾC CÂM NGAY TRUNG TÂM. 

Nhóm bạn bè và cô gái người Nhật (Điếc Câm) chúng tôi đã tham quan và giao lưu cùng với các học sinh Điếc Câm trong Trung tâm Nghiên cứu và Thúc đẩy Văn hóa Điếc (thuộc về Đại học Đồng Nai). Vì cô gái rất yêu cầu chúng tôi hướng dẫn và hỗ trợ dùm. Chúng tôi cũng hưởng dẫn miễn phí du khách nước Nhật 🇯🇵.

Hãy nhìn thấy những học sinh thích trò chuyện với cô gái trong ký túc xá. Cô gái đã vui mừng, tuyệt vời và hấp dẫn.

Chúng tôi cảm ơn Quý Ban Giám Hiệu trường Đại học Đồng Nai và Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Thúc đẩy Văn hóa Điếc.

______________________________________________________________________

Facebook @chiasedeaf112

Facebook @chiasedeaf112

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG & KỸ NĂNG SỐNG CHO CÔNG DÂN ĐIẾC CÂM VIỆT NAM

Mạng xã hội có nghĩa là nơi kết nối khuyết tật Điếc Câm ở mọi nơi lại với nhau. Nơi các Điếc Câm tương tác với nhau như chat, tải hình ảnh, video lên, bình luận... Để tìm hiểu nội dung ý nghĩa của Giáo dục Giá trị Sống và Kỹ năng sống giúp Điếc Câm mở rộng kiến thức nhé. 

______________________________________________________________________